Love — The biological drive

Trong bài viết này, ở phần 1, mình sẽ phân tích tình yêu là gì dưới con mắt của các nhà nghiên cứu sinh lý học và sinh hoá học, các giai đoạn của tình yêu. Ở phần 2 mình sẽ giải thích sự khác biệt giữa bộ não (cách làm việc của các hóc môn) của đàn ông và phụ nữ khi họ fall in love (say nắng ai đó), điều này sẽ giúp các bạn không bị fall in love quá nhanh. Nếu ai không hứng thú với phần 1, hãy kéo luôn xuống phần 2.

Trong bài viết mình có trích dẫn và dùng khá nhiều tài liệu, bài báo, TED talks và các nghiên cứu khác nhau. Mình không có ý định sẽ kinh doanh cũng như claim tác giả gì cả, mà đơn giản chỉ muốn chia sẻ cảm xúc của mình trên mạng xã hội. Mình dịch raw từ tiếng anh ra, và tiếng việt của mình không tốt, nên đọc sẽ hơi ngang. Tuy nhiên mong các bạn sẽ enjoy bài viết.

Phần 1: Tình yêu là gì?

Tình yêu là cảm xúc mà có lẽ ai cũng tìm kiếm. Nhưng mà bạn có biết, tình yêu cũng là một phản ứng sinh hoá ảnh hưởng đến bộ não của bạn. Tình yêu là một nhu cầu sinh học, hay là một động lực (drive) sinh học. Không những thế, nó còn là một động lực sinh học mạnh mẽ nhất của bạn. Tình yêu, trong một số trường hợp, còn mạnh mẽ hơn cả sự ham muốn về quyền lực hay tài sản, tiền bạc. Tình yêu cũng là thứ mà có thể làm cho một người vĩ đại như một vị vua của một quốc gia lớn, người kiểm soát một lượng tiền khổng lồ và có sự ảnh hưởng, quyền lực tối cao có thể bỏ tất cả vì tình yêu. Đó chính là câu chuyện của vị vua King Edward VII của nước Anh. Vào năm 1936, khi ông ấy say mê nàng Wallis Simpson, một người phụ nữ Mỹ đã có chồng và chưa chính thức ly hôn hợp pháp. Nàng không thể trở thành nữ hoàng trong trường hợp như vậy. Hội đồng quốc gia đã gửi cho King Edward một lệnh tối hậu thư rằng, hoặc là lựa chọn ngai vàng, hoặc là chọn nàng Simpson, chứ không thể chọn cả hai. Edward sau đó đã tuyên bố quyết định của mình: “Tôi không thể mang gánh nặng trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ của mình như là một vị Vua, vì tôi không thể làm điều đó nếu không có sự hỗ trợ của người phụ nữ tôi yêu”, và với điều đó, vị vua đã từ bỏ ngôi vị của mình để kết hôn với người mình yêu.

Tình yêu là một động lực mạnh mẽ mà nếu như không có nó, một người thực sự có thể chết. Đây không phải là cách nói phóng đại. Điều này cũng đã được các nhà khoa học ở trường đại học Michigan State University chứng minh khi họ làm thí nghiệm trên khỉ. Họ biết có một số hooc môn sẽ tăng khi động vật fall in love (Mình sẽ đề cập cái này rõ hơn ở đoạn sau). Và họ biết được khi hai con khỉ yêu nhau. Họ tách con đực và cái sang hai cái chuồng khác nhau, và không bất ngờ, cả hai đều bỏ ăn và uống và tàn phá sức khoẻ của mình gần cả tuần sau đó. Như Helen Fisher nói “This drive for romantic love can be stronger than the will to live”.

Fall in love thực sự là một trạng thái sinh hoá học của bộ não. Mặc dù cảm giác đó thực sự rất tuyệt vời, nhưng máy đo điện từ (fMRI) cho thấy rằng, có nhiều phần của bộ não điều khiển khả năng sống còn của con người bị vô hiệu hoá hoặc bị làm yếu đi khi bạn fall in love. Có lẽ đây là lý do tại sao bạn cảm thấy nó thật tuyệt vời, tuy nhiên sự đóng cửa của các phần quan trọng của bộ não như vậy cũng khiến cho việc falling in love trở nên rủi ro và mạo hiểm. Tại vì nếu như bạn fall in love với một ai đó không yêu bạn, bạn có thể sẽ bị tổn thương.

“We find love by chance, but we keep love by choice.”

Vậy làm sao để biết mình đã fall in love dưới lời giải thích của các nhà sinh lý học. Trước tiên mình muốn đưa các bạn đến một cuộc giải phẫu nho nhỏ về bộ não.

Bộ não của các bạn có 3 lớp tiến hoá.

Lớp trong cùng (The innermost layer) là lớp cổ xưa nhất. Nó đôi khi có tên gọi là lớp não bò sát, hay lớp não cổ đại. Hầu hết tất cả các loài động vật, như chim, bò sát, thằn lằn đều có phần lõi này. Lớp này điều khiển khả năng tồn tại của bạn. Chẳng hạn như khả năng tìm thức ăn, tìm nơi trú ẩn, hay khả năng sinh sản. Nếu như bạn đã từng mở cánh của tủ lạnh lúc nửa đêm, và ngửi thấy mùi thơm ngon của ổ bánh ngọt, và điều tiếp theo bạn biết là bạn đã ăn hết hơn nửa cái bánh, mặc dù nó hoàn toàn đi ngược lại với chế độ ăn kiêng của bạn. Đây chính là tác động của lớp não này. Lớp não cổ đại có vẻ đôi khí khiến bạn gặp rắc rối, nhưng thực sự đây chính là điều khởi nguồn cho tình yêu bắt đầu.

Lớp tiếp theo là lớp cảm xúc, hay có tên khác là lớp động vật có vú ( The mammalian brain layer). Như cái tên của nó, hầu hết các động vật có vú đều phát triển lớp này. Ở người, ở lớp não này có một hệ thống gọi là hệ limbic, đây là nơi chứa cảm xúc và ký ức. Hệ limbic nằm giữa vỏ não trước trán trung gian, và đây chính là cấu trúc quan trọng khiến chúng ra đi từ cảm giác fall in love to real love — từ say nắng đến tình yêu thực sự.

Lớp cuối, lớp trên cùng có tên là Neocortex. Neo có nghĩa là new — mới. Cortex là lớp (layer). Lớp não này cho chúng ta khả năng suy nghĩ, lý trí, phán đoán và tình yêu. Lớp não này phát triển hơn ở xã hội hiện đại và là lớp não giúp chúng ta lựa chọn bạn đời phù hợp.

Bằng cách sử dụng máy fMRI — máy đo điện từ, để đo xung điện ở các phần trong não, các nhà khoa học đã phát hiện ra được phần não nào thực sự sáng và hoạt động mạnh ở các giai đoạn khác nhau của tình yêu.

Vậy thực sự có bao nhiêu giai đoạn của tình yêu, theo các nhà sinh lý vật học thì là có 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Attraction. Giai đoạn thu hút, gặp mặt.

Đây là khi bạn mới quen một ai đó. Máy đo điện từ cho thấy rằng ở giai đoạn này, thực sự lớp não cổ điển trong cùng của bạn hoạt động. Sự ham muốn và thu hút bắt đầu ở trung tâm não bộ, hay là vùng vô thức. Bởi vì đây không phải là vùng suy nghĩ của não bộ, nên có vẻ như sự thu hút sẽ không bao giờ là lý trí. Trên thực tế, nó có lẽ chỉ là lý trí với các giác quan của bạn. Khi giác quan của bạn cảm thấy được sự thu hút từ đối phương, bạn sẽ tự động kéo vô thức vào trong môi trường tiếp cận với người đó. Ánh mắt, giọng nói, mùi vị, sự động chạm sẽ khiến cơ thể của bạn lúc đó sẽ giải phóng norepinephirine, một chất dẫn truyền thần kinh để nói rằng bạn bị hút hồn bởi người kia. Chất hoá học này làm cho tim của bạn đập nhanh hơn, lòng bạn tay bạn ra mồ hôi, và bạn cảm thấy hồi hộp, thú vị. Sự giải phóng của norepinephirine cũng khiến bạn kích thích và muốn tìm hiểu người xa lạ đối diện kia.

Giai đoạn 2: Dating — Hẹn hò, cưa cẩm.

Một khi cơ thể của bạn đã thu hút với ai đó, bạn có thể cho phép cảm xúc của mình tiêu tan, hoặc bạn có thể bước sang giai đoạn tiếp theo, là giai đoạn hẹn hò. Khi bạn chuyển sang hẹn hò, một chất dẫn truyền thần kinh mới có tên là Dopamine, nằm ở trung tâm khen thưởng (reward) của não bộ, sẽ hoạt động. Một khi bạn thích thú hẹn hò với ai đó, bạn sản xuất hóc môn dopamine này. Điều này điều khiển bộ não và giúp bộ não của biết là bạn đang thích việc bạn làm. Có nhiều việc làm khác cũng làm tăng dopamine, như là ăn đồ ngọt, chơi điện tử, dùng chất kích thích, hoặc quan hệ tình dục. Sự gia tăng của hóc môn này làm bạn cảm thấy thích thú hơn (pleasurable) và bạn muốn được làm lại điều đó nhiều hơn.

Trong quá trình hẹn hò tán tỉnh, tình yêu và tình dục khiến nhiều hormone dẫn truyền thần kinh cùng làm việc với dopamine. Có một số hormone khiến cho sự lo lắng của bạn gia tăng. Điều này cũng đúng khi falling in love là một big deal khi bạn trở nên rất dễ tổn thương trước một ai đó, và khả năng sinh tồn sẽ giúp bạn lựa chọn khi bạn đến gần với giai đoạn tiếp theo — giai đoạn falling in love.

Dopamine là một hormone chung giữa nam và nữ, tuy nhiên nam và nữ fall in love khác nhau. Phụ nữ sẽ yêu khi mà mức hormone oxytocin của cô đạt đến mức độ nhất định. Nhưng ở nam giới, sẽ phức tạp hơn khi mà nam giới cần một sự kết hợp giữa nhiều hormones khác nhau như dopamine, vasopressin và testosterone để anh ấy fall in love. Mình sẽ nói nhiều hơn về điều này ở phần tiếp theo.

Tuy nhiên vì có nhiều hormone dẫn truyền thần kinh khác nhau giữa hai giới, và sự phức tạp này khiến cho việc fall in love không phải lúc nào cũng là đúng lúc và cùng thời điểm. Vì lý do này mà tình yêu luôn là sự rủi ro, vì nếu bạn fall in love trước so với người đối diện, bạn có thể bị tổn thương nếu mà tình yêu của bạn không được đáp lại. Giai đoạn hẹn hò luôn là giai đoạn rủi ro. Nhưng nếu biết được cách mà hai giới fall in love, các bạn sẽ hạn chế được sự rủi ro tốt hơn.

Giai đoạn 3: Fall in love (Mình thực sự không biết dịch từ tiếng việt cho câu này, nhưng nhiều người dùng từ si mê, say nắng, etc để miêu tả giai đoạn này).

Đây là giai đoạn mà hầu hết mọi người nghĩ đến khi đề cập đến tình yêu. Đây là giai đoạn của sự mất ổn định, sự điên cuồng, mất trí của tình yêu. Đây là khi mà bạn trở nên bị ám ảnh với người bạn yêu, trở nên mù quáng, và bỏ qua tất cả lỗi lầm, điểm yếu của đối phương. Đây là lý do tại sao bạn rất dễ bị tổn thương và mắc lỗi ở giai đoạn này. Bạn trở nên hưng phấn hơn, lo lắng, và kích thích hơn khi bạn dành thời gian nhiều cho nhau hơn ở giai đoạn này. Đây chính là giai đoạn bạn quan hệ tình dục nhiều nhất, và cũng là giai đoạn mà các nhà thơ văn, triết gia đề cấp nhiều nhất trong tác phẩm của mình.

Ở giai đoạn này, phần não có tác dụng cho sự sinh tồn, báo động của bạn bị đóng lại. Đúng như vậy, máy đo điện từ (fMRI) cho thấy rằng các vùng não kia sẽ không còn hoạt động mạnh nữa, đấy là lý do tại sao khi bạn fall in love, khác với giai đoạn 2, bạn sẽ không còn cảm giác lo lắng về rủi ro nữa. Bạn chỉ cảm thấy rằng bạn đã tìm thấy bạn đời duy nhất của mình. Hầu hết các câu chuyện về tình yêu đều dừng lại ở giai đoạn này, khi người hiệp sỹ cưỡi con ngựa chiến chinh phục được nàng công chúa đáng yêu và cả hai cùng nắm tay nhau đi dưới hoàng hôn.

Nhưng có một điều về sự đóng cửa của các phân khu trong bộ não, đó là nó diễn ra trong một thời gian rất ngắn, và bạn có thể quay lại với sự lo lắng. Tuy nhiên, có một giai đoạn tiếp theo sau khi fall in love, và như các nhà sinh vật học thường nói, đây chính là đỉnh cao của sự tiến hoá, đó là khi bạn đến với tình yêu đích thực (real love)

Giai đoạn 4: Real love

Đây là giai đoạn mà tình yêu hoàn thành sự khai hoá trong bộ não của bạn. Vẫn còn một số hoạt động trong khu não bộ sơ khai như các hoạt động về ham muốn tình dục, tuy nhiên bây giờ phần lớn hoạt động được diễn ra ở phần vỏ não ngoài, và phần vỏ não trước trán của bạn. Bạn sẽ dùng lý trí, trách nhiệm để điều khiển tình yêu của mình. Tình yêu ở giai đoạn này thường sẽ chậm và bình tĩnh hơn. Đây chính là giai đoạn của sự chuyển đổi cảm xúc giữa sự cho đi và nhận về. Bạn bây giờ sẽ muốn cho đi và quan tâm đến bạn đời nhiều hơn là muốn được nhận lại. Đây là giai đoạn tình yêu được chia sẻ khi mà bạn có thể thấy các cặp ông bà già dễ thương nắm tay nhau ở trong công viên.

Như vậy tình yêu thực sự là một trò chơi nhào lộn giữa các chất dẫn truyền và các phản ứng hoá học trong não bộ. Tình yêu khiến bạn hạnh phúc tuyệt độ, nhưng cũng có thể khiến bạn đau khổ tột cùng. Vậy làm sao để biết được khi người bạn đang yêu fall in love với bạn. Đọc tiếp phần 2 nhé.

Phần 2: Bộ não của nam giới và nữ giới khi bạn fall in love.

Làm thế nào để bạn biết được là bạn đang si mê — fall in love với một ai đó. Chúng ta biết rằng một số hormone sẽ tăng lên, một số giảm xuống khi bạn yêu ai đó. Ví dụ như hormone Cortisol, hormorne về stress, tăng làm bạn thấy lo lắng, trong khi hormone oxytocin tăng lại khiến bạn ham muốn hơn. Hormone testosterone ở nữ giới tăng khiến cô ấy trở nên ham muốn, hung dữ hơn, trong khi nếu testosterone tăng ở nam giới lại khiên anh ta thụ động hơn, hay như hormone serotonin giảm ở cả hai giới sẽ làm cả hai say mê nhau hơn. Mặc dù các nhà khoa học đã nghiên cứu rất nhiều về sự thay đổi về tính cách và hormones khi hai giới fall in love, nhưng thực sự thay đổi như thế nào thì mình sẽ nói ngay trong đoạn dưới đây. Nghiên cứu chủ yếu đến từ đại học bang Florida, đại học bang Michigan, đại học Havard và cơ quan không lực Hoa Kỳ.

Như đã đọc ở phần một, ở hai giới, sự tăng lên của hormone Dopamine sẽ làm tăng cảm giác yêu thương. Dopamine sẽ tăng khi bạn hẹn hò, quan hệ. Nhưng dopamine là reward hormone, nó sẽ tăng khi bạn làm gì đó bạn thích, như ăn uống, dùng chất kích thích, etc. Vậy để fall in love, phải có những hormone khác nữa.

Ở phụ nữ, các nhà khoa học tìm thấy rằng có một hormone tăng nhiều khi nữ giới thích một ai đó hay hạnh phúc bên ai đó. Hormone đó có tên là Oxytocin. Hay thường được gọi là the cuddle hormone (hóc môn âu yếm), hay trust hormone. (hóc môn tin tưởng). Đây là hormone có đều ở cả hai giới. Tuy nhiên ở nam giới thì hormone testoserone cao hơn rất rất nhiều so với phái nữ, và nhiều nghiên cứu cho thấy testosterone ngăn chăn sự ảnh hưởng của Oxytocin. Như vậy đối với nữ giới, ngoài dopamine, thì Oxytocin cũng tăng khi bạn hẹn hò, hôn, âu yếm, nắm tay một ai đó. Bộ não của bạn đang tìm cách để tin tưởng (trust) người đàn ông đó. (Xem ảnh 2 — figure 2)

Oxytocin sẽ tăng trưởng dần dần trong tình yêu khi bạn hạnh phúc với bạn trai, tuy nhiên có một điều rất thú vị mà các nhà khoa học tìm ra, đó là Oxytocin sẽ nhảy vọt khi mà bạn đạt cực khoái (it skyrockets at orgasm).

Vậy thực sự phái nữ sẽ fall in love sau khi quan hệ. (Take notes nhé các anh chàng :p).

Còn với đàn ông thì sao. Liệu đàn ông có tăng một loại hormone nào đó khiến anh ấy fall in love khi anh ấy đạt cực khoái. Câu trả lời là ngược lại.

Bởi vì testosterone ngăn chặn sự ảnh hưởng của Oxytocin, nhưng như vậy có nghĩa là đàn ông sẽ không cảm thấy yêu thương khi hẹn hò? Không. Có một hormone có tên là Vasopressin, có công thức hoá học gần giống với Oxytocin. Vasopressin tăng lên khi người đàn ông được kích thích hay tăng nhanh hơn khi mơn trớn (force play, sexually stimulated). Vì vậy nếu một người phụ nữ hấp dẫn (sexually attractive) đối với người đàn ông, thì hormone này sẽ tăng trong quá trình hẹn hò với cô ấy. (xem ảnh 1 -figure 1)

Tuy nhiên, khác với nữ giới, các nhà khoa học tìm thấy rằng Vasopressin giảm rất nhiều với số lượng đáng kể ngay sau khi quan hệ tình dục, ngay sau khi cực khoái.

Note cho các bạn nữ: Đừng quan hệ quá vội với người bạn hẹ hò nếu như bạn không muốn anh ấy fall out of love nhé.

Vậy thì làm sao để biết được khi nào đàn ông fall in love. Câu trả lời là khi anh ấy có sự ràng buộc và trách nhiệm với bạn, khi anh ấy nghiêm túc, khi anh ấy cam kết và tận tâm với bạn (Commitment). Khi mà anh ấy đưa ra cho bạn lời hứa, khi mà anh ấy nhìn đến tương lai và thấy tương lai của cả hai người, hay là khi anh ấy muốn kết hôn với bạn, etc…

Nghiên cứu trên được đưa ra sau khi cơ quan không lực Hoa Kỳ đã theo dõi và làm thí nghiệm với hơn 2000 lính trong hơn một thập kỷ. Trong đó có bài thử nghiệm về nồng độ testosterone. Và họ phát hiện ra là, đối với đàn ông độc thân, lượng testesterone khá cao. Tuy nhiên nó giảm xuống khi mà anh ấy kết hôn. Như mình đã viết ở trên , testesterone ngăn chặn hoạt động của Ocytocin ở nam giới, vì thế nên khi testosterone giảm xuống, hormone yêu thương Oxytocin được giải phóng và làm nam giới fall in love.

Tuy nhiên nghiên cứu trên chưa giải thích được là vậy là sự kết hôn hay là sự cam kết làm người đàn ông fall in love. Một nghiên cứu khác được đưa ra ở Harvard., khi các nhà khoa học nghiên cứu cả 3 nhóm người, độc thân, kết hôn, và đang trong một mối quan hệ nghiêm túc. Nghiên cứu cũng cho thấy testosterone cao hơn ở các chàng độc thân, nhưng lại bằng nhau ở hai nhóm sau. Kết luận được đưa ra là nam giới fall in love trước khi kết hôn, hay hormone testosterone giảm trước khi kết hôn, và giảm khi anh ấy bắt đầu cảm thấy sự ràng buộc và trách nhiệm, cam kết, nghiêm túc (commit) với người mình yêu.

Như vậy, dưới con mắt các nhà sinh lý hoá học, phụ nữ dễ fall in love sau khi quan hệ tình dục, và đàn ông fall in love sau khi anh ấy commit.

Bạn học gì được sau điều này, đối với phụ nữ, hãy áp dụng 3 ngày hay 7 ngày hẹn hò (7 dates rules) trước khi quan hệ tình dục. Bạn không muốn bạn sẽ là người fall in love trước và đón nhận sự rủi ro. Hãy đợi và quan hệ khi bạn thấy bạn trai của bạn có dấu hiệu nghiêm túc, cam kết (commit) với bạn, hay nói cách khác hãy đợi khi bạn trai của bạn fall in love.

Con về phái nam, nếu muốn bạn gái fall in love với bạn, hãy give her the best sex with the most number of orgasms as possible, right?. :D lol, joking! Phái nam nên hiểu về cơ chế làm việc của bộ não để kéo dài tình yêu của mình, và để chăm sóc người mình yêu thương tốt hơn.

Và một lời khuyên cuối cho các bạn nữ: Đừng tin bất kì những gì bạn trai bạn nói khi trên giường hay trước khi quan hệ với bạn.