How a university allocates its merit-based scholarships

Chào các bạn sinh viên, 

Con đường đến với tấm bằng tiến sĩ ở nước ngoài giờ đây không còn xa lạ đối với hầu hết bản thân các bạn. Đó là một quá trình của hai bước đơn giản: 

Bước này gồm có trả lời các câu hỏi của bản thân như "làm nghiên cứu là làm gì?", "mình có thích làm nghiên cứu không?", "mình có khả năng để làm nghiên cứu không?", "kế hoạch phát triển trong quãng thời gian nghiên cứu sinh là gì?", "kế hoạch sau nghiên cứu sinh là gì (hay bạn muốn theo đuổi sự nghiệp gì)?", etc... Sinh viên nên đặt các câu hỏi này vào khoảng giữa cuối chương trình đại học (khoảng năm 3 đại học). Ở bước này, nếu các bạn đã suy nghĩ thật lâu và chín chắn để trả lời đầy đủ mọi câu hỏi trên, thì sẽ chuyển sang bước thứ 2.

Có thể nói đây là một bước dài hơi, vì không ai muốn đi học PhD mà vẫn phải trả tiền để học cả, hầu hết mọi người sẽ muốn đạt được học bổng bao gồm toàn bộ học phí và sinh hoạt phí. Một hồ sơ để có thể xin được học bổng tiến sĩ sẽ bao gồm: 

Mình xin lưu ý là để có thể đi tới bước 2 này, một bạn sinh viên không đơn giản là nhảy trực tiếp từ bước 1 qua đây. Có nhiều loại hồ sơ trong bước này mà các bạn không chỉ mất một mà có thể vài năm để chuẩn bị. Ví dụ như bảng điểm phải xây dựng từ ngay năm nhất đại học, hay để gom đủ kinh nghiệm nghiên cứu và có được bài báo khoa học cũng phải chuẩn bị trong thời gian rất dài. Để có được thư giới thiệu tốt, phải tiếp cận, làm việc cùng, và tạo mối quan hệ rất tốt trong thời gian không ngắn với thầy cô giáo mà bạn muốn xin thư. Để thi được bằng cấp như Ielts, GRE thì có nhiều bạn phải chuẩn bị đi học tới cả năm trời. Quan trọng hơn nữa là để tìm ra được hướng nghiên cứu không chỉ yêu thích, phù hợp với khả năng, và có hướng phát triển trong tương lai, thì bạn sinh viên đó phải trải nghiệm và học hỏi rất nhiều, và điều này cũng cần không ít thời gian. Sau cùng, trước khi nộp hồ sơ khoảng ít nhất là 6 tháng, các bạn phải có gần đầy đủ bộ hồ sơ, và bắt đầy nhen nhóm để tìm ra được một đất nước, môi trường, ngôi trường và giáo sư phù hợp, sau đó để tiếp cận giáo sư đó và thuyết phục giáo sư nhận mình là nghiên cứu sinh của họ. Tuy nhiên quá trình chuẩn bị hồ sơ này thì mình xin phép dành cho một bài viết khác, với bài viết này mình chỉ tập trung vào cách một trường đại học ở Australia xét học bổng cấp trường cho hệ nghiên cứu sinh thôi. Các bạn sinh viên hãy sử dụng bài viết như một định hướng để các bạn kế hoạch phương pháp học tập nghiên cứu trong thời gian sắp tới, để xây dựng được một bộ hồ sơ ở bước 2 này phù hợp với tiêu chí xét tuyển học bổng nhất.

Những thông tin về bộ hồ sơ thì có lẽ các bạn sinh viên đã rất quen thuộc, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ được cách các trường đại học đánh giá bộ hồ sơ của các bạn như thế nào. Đặc biệt các bạn sinh viên thường dựa vào các nguồn như ở trên các trang web của trường, các trang mạng, từ thầy cô hoặc anh chị đi trước, thậm chí là từ chính các giáo sư ở các trường mà các bạn muốn nộp vào. Tất cả những nguồn trên đều sẽ khá chung chung, không làm rõ và cụ thể quy trình cũng như tiêu đánh giá của trường. 

Trong bài viết này, mình sẽ giúp các bạn làm sáng tỏ quy trình đánh giá của trường Đại học Sydney khi chọn và trao học bổng của trường (Central allocated University-based Scholarship Funds) cho một sinh viên xin học bậc thạc sĩ hệ nghiên cứu và bậc nghiên cứu sinh. Đại học Sydney là một trường đại học lớn, lâu đời, và xếp thứ hạng rất cao (top 20 thế giới theo bảng QS ranking), nên sẽ là một ví dụ thực tiễn khá sát với thực tế của nhiều trường đại học ở Australia, UK, Châu Âu, Mỹ, và tất nhiên là trên toàn thế giới (dù mỗi nước hay mỗi trường có thể có những thay đổi về tiêu chí, nhưng mình chắc chắn rằng ví dụ mình đưa ra vẫn có nhiều thông tin bổ ích, và hoàn toàn vẫn có thể giúp các bạn sinh viên áp dụng để chuẩn bị một bộ hồ sơ tốt nhất cho tất cả mọi trường Đại học trên thế giới).

Bài viết cũng có mong muốn tạo nên một quy trình tham khảo cụ thể hơn cho các học bổng giáo sư, khi các giáo sư có dự án và quỹ riêng để có thể tuyển nghiên cứu sinh mà không phụ thuộc vào quỹ từ trường đại học, thì có thể xây dựng và bổ sung được tiêu chí chọn cho chính nhóm nghiên cứu của mình.

Nội dung và kinh nghiệm ở trong bài viết này được dựa trên quãng thời gian 2 nhiệm kỳ (2019-2020 và 2020-2021) làm việc là thành viên Hội đồng trường Đại học Sydney (The University of Sydney Academic Board), khi đó mình là đại diện của sinh viên hệ sau đại học của toàn trường lên hội đồng trường. Trong quá trình đó, mình tham gia cùng các thành viên khác trong hội đồng để thảo luận, sửa đổi, và đưa ra quy chế tuyển sinh cho nhà trường. 

Bài viết không thể đưa ra hết toàn bộ mọi thông tin vì quy tắc bảo mật thông tin của nhà trường. Tuy nhiên, mình sẽ cố gắng chia sẻ hết sức mọi điều mình biết mà không vi phạm vào nội quy của nhà trường đưa ra. Thông tin cũng là từ năm 2021, mình không đảm bảo về quy trình hiện tại cũng chính xác như trong bài viết.

Bài viết có thể còn có sai sót, vì dù sao đây cũng đang chỉ là bản thân mình tổng hợp lại từ kinh nghiệm cá nhân trong quãng thời gian ở vị trí kể trên. Mình rất mong nhận được đóng góp của tất cả mọi người, hoặc nếu các bạn có câu hỏi thì gửi trực tiếp cho mình qua email cá nhân dearvietnam2701 (at) gmail.com nhé.

Cuối cùng mình luôn mong các bài viết này sẽ đến tay càng nhiều các bạn sinh viên Việt Nam càng tốt. Nhưng mình mong rằng nếu các bạn chia sẻ bài viết, xin hãy giữ đầy đủ thông tin, không cắt xén, thay đổi bất kì thông tin nào nếu chưa được phép của tác giả, và phải trích dẫn rõ nguồn, tác giả là Tiến sĩ Nguyễn Duy Duy, đến từ Viện Nghiên cứu Quốc gia Australia (CSIRO). Mình xin cảm ơn.

I. Qúa trình tuyển chọn:

Sau đó danh sách trên sẽ được gửi tới văn phòng từng khoa.

Một lưu ý nhỏ là một số giáo sư sẽ có quỹ tài trợ dự án riêng của họ, thì họ sẽ nói ứng viên lựa chọn không nộp hồ sơ để xét học bổng của trường, mà hồ sơ sau bước này sẽ trực tiếp tới luôn tay các giáo sư để quyết định. Khi đó thì ứng viên có thể bỏ qua bài viết này, và chủ động đàm phán với giáo sư. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng học bổng từ trường thường sẽ có mức sinh hoạt phí cao hơn, và có nhiều lợi ích đi kèm hơn (bảo hiểm, chi phí phát triển bản thân, v.v.), và cũng có "tiếng" hơn khi đưa vào trong CV của các bạn sau này. Quan trọng nhất là các bạn sẽ không phụ thuộc vào tiền của giáo sư nên sẽ được tự do, thoải mái hơn trong nghiên cứu.

II. Các thức chấm điểm hồ sơ:

Đây có lẽ sẽ là mục mà các bạn quan tâm nhất. Ở đây mình sẽ giới thiệu mô hình chấm điểm CEST được Đại học Sydney áp dụng. CEST là viết tắt cho Candidate, Environment, and Supervisory Team. Cách vận hành của CEST sẽ được tóm gọn trong bảng 1 ở dưới.

Có thể các bạn đã nhận ra, 80% số điểm sẽ là đánh giá chính bản thân các bạn, đó là quá trình học, giải thưởng, nghiên cứu, các dự án, v.v., 10% tiếp theo sẽ đánh giá về môi trường nghiên cứu mà bạn đang nộp vào, cụ thể là khoa mà bạn nộp đó có khả năng hỗ trợ nghiên cứu của đề xuất bạn không, khoa đó có lịch sử tốt về nghiên cứu hay có định hướng nghiên cứu phù hợp với trường không. Cuối cùng 10% sẽ được đưa tới cho giáo sư hướng dẫn hay nhóm nghiên cứu mà bạn đang nộp vào, gồm có đánh giá khả năng và lịch sử hướng dẫn của giáo sư (ví dụ giáo sư lớn và có nhiều sinh viên PhD trước đây đều tốt nghiệp và thành công), khả năng hỗ trợ và hướng dẫn của giáo sư, cũng như thành tích của nhóm nghiên cứu, hoặc nếu là giáo sư còn mới, thì người cùng hướng dẫn (co-supervisor) sẽ phải là người có kinh nghiệm.

Tiếp theo đây, mình sẽ mổ xẻ các chấm điểm của từng bảng một, đặc biệt là phần điểm chấm cho Candidate Score (chiếm tới 80%).

II.a. The Candidate Score

Các chấm điểm cho phần này sẽ được trình bày ở bảng số 2. Tổng số điểm (tối đa 120) sau khi được tính xong sẽ được nhân với hệ số 0.666 để thỏa mãn điều kiện tổng điểm phần Candidate Score này chiếm 80% tổng số điểm.

Bạn có thể thấy là điểm sẽ đến từ [(Achievement của sinh viên) x (hệ số ranking của trường đại học)] + (khả năng nghiên cứu), và tổng điểm tối đa sẽ là 120, nếu nhân với 0.666 thì sẽ xấp xỉ 80 điểm.

Student Achievement

Ở trong phần Candidate Score, đầu tiên phải kể đến là Student Achievement. Điểm tối đa cho phần này là 100 điểm (được tóm tắt ở bảng 3 bên dưới). 

Khi đó điểm tổng kết của quá trình học thạc sĩ sẽ được chấm tối đa 80 điểm, 20 điểm còn lại là phần nghiên cứu. Một số trường có thể yêu cầu phải có luận văn hoặc báo cáo hơn 25,000 từ, và phần nghiên cứu này phải phù hợp với đề xuất của chương trình PhD. Văn phòng từng khoa sẽ kiểm định, đọc và cho điểm trong thang điểm 20 kia.

Chú ý rằng nếu điểm của bạn ở phần này dưới 80 thì sẽ được xếp thứ hạng vào hồ sơ yếu. Phần này cho thấy sự quan trọng của điểm tổng kết như thế nào trong việc xét duyệt học bổng. Các bạn nếu không biết cách chuyển đổi số điểm của mình từ bảng điểm, có thể sử dụng các dịch vụ chuyển đổi số điểm quốc tế.

Xếp hạng đại học

Một sự thật rất đau thương cho các bạn sinh viên học ở Việt Nam, đó là bảng xếp hạng đại học cũng sẽ là một tiêu chí để tính điểm. Điểm tính trong phần Student Achievement ở trên sẽ được nhân với hệ số xếp hạng đại học ở bảng 4. Thứ hạng của từng trường sẽ dựa theo các bảng xếp hạng phổ biến như QS, US News, v.v., và được Văn phòng học bổng của trường cập nhập vào mỗi tháng 10 hằng năm.

Kinh nghiệm nghiên cứu

Kinh nghiệm nghiên cứu (đáng ngạc nhiên) là chỉ chiếm 10 điểm trên tổng số 120 điểm của phần đánh giá ứng viên. Tuy nhiên chú ý rằng nếu bạn không có kinh nghiệm nghiên cứu phù hợp thì giáo sư hướng dẫn sẽ không đồng ý nhận bạn, mà cái tiêu chí đó thì tùy thuộc vào từng giáo sư khác nhau, khi đó thì bạn đã bị loại từ vòng ngoài rồi, chứ không đến vòng này để được tính điểm xét học bổng nữa. Điểm về kinh nghiệm nghiên cứu được đưa ra ở bảng số 5.

Chú ý ở bảng này, đó là các bài báo phải được viết bằng ngôn ngữ Anh, và được công bố ở các bảng ISI hoặc Scopus.

a) Ứng viên phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết.

b) Ứng viên có thể được điểm ở hai hạng mục cho một bài báo, ví dụ sẽ được 2.5 điểm khi công bố, và thêm 2.5 điểm khi là lead author cho cũng bài báo đó. 

c) Các định dạng công bố được đưa ra ở bảng số 5.

d) Các quỹ tài trợ (research grant) cho nghiên cứu phải là quỹ cấp quốc gia, quỹ tài trợ từ trường đại học sẽ không được tính điểm.

e) Các nghiên cứu không học thuật, ví dụ như âm nhạc, nghệ thuật, v.v., sẽ phải được đánh giá bởi cơ quan có thẩm quyền cấp quốc gia. 

f) Luận văn thạc sĩ phải chiếm 66% chương trình thạc sĩ.

Tùy vào hồ sơ của bạn, điểm cũng có thể được tính theo bảng sau, với thang điểm 100, sau đó điểm cuối cùng sẽ được nhân với hệ số 0.1 để đưa về thang điểm 10:

Tổng kết thì với phần Candidate Score of 120 max = (Student Achievement of 100 max x University Quality Index of 1.2 max) + Research Potential Indicator of 10 max. Điểm Candidate Scorenày sẽ được nhân với 0.666 để quy về hệ số điểm 80.

Một lưu ý nhỏ ở đây, đó là các ứng viên đã tốt nghiệp quá 5 năm từ tấm bằng gần đây nhất sẽ vẫn được tính điểm, nhưng sẽ được xếp hạng thấp hơn trong danh sách. Học bổng sẽ được ưu tiên trao cho ứng viên tốt nghiệp trong vòng 5 năm trước, sau đó mới xét tới các ứng viên tiếp theo. Ứng viên có thư giới thiệu tốt từ giáo sư lớn, uy tín cũng được thêm hệ số khi tính ra điểm cuối cùng (tùy vào từng khoa). Quy trình của trường Đại học Sydney có tới 6 thứ hạng được xếp danh sách, nhưng vì độ dài bài viết nên mình sẽ không đưa ra ở đây.

Các ứng viên có điểm tổng kết dưới 80/100 cũng sẽ được xếp hạng cho việc xét học bổng, nhưng cũng được xếp trong danh sách chờ. Chú ý rằng một số trường đại học khác ở Australia sẽ có điểm cut off này cao hơn, có thể là 85.

II.b. Môi trường nghiên cứu:

Môi trường nghiên cứu gồm có các điều kiện về hạ tầng, phòng lab, và tiền trài trợ. Ngoài ra ứng viên phải đưa ra được việc tương ứng giữa đề tài nghiên cứu và khoa/viện mà ứng viên sẽ tham gia làm nghiên cứu sinh, đặc biệt trong kế hoạch phát triển của khoa/viện đó. Ngoài ra khoa/viện sẽ được cộng điểm nếu có các chương trình phát triển sự nghiệp cho ứng viên (professional development program, seminar program, v.v.) Điểm tối đa cho phần này là 10 điểm. 

II.c. Nhóm nghiên cứu:

Giáo sư hướng dẫn phải có lịch sử thành công hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh trước đó, có lịch sử gọi vốn thành công nhiều dự án, phải có đủ thời gian hướng dẫn ứng viên (approriate supervisory load), phải hoàn thành khóa supervisor training, Điểm tối ta cho phần này là 10 điểm. Lưu ý rằng nếu giáo sư hướng dẫn chính không thể phù hợp, thì điểm sẽ được chấm cho giáo sư phụ, với hệ số được xét tùy vào lượng thời gian (supervisory load) mà giáo sư đó có thể dành cho ứng viên. 


III. Một vài lời kết luận:

Điểm số trung bình lúc tốt nghiệp đại học rất quan trọng khi xét học bổng. Các bạn nên chú trọng để lấy được điểm thật cao ngay từ khi bước chân vào cánh cửa Đại học. Nếu điểm hiện tại đã thấp, hãy cố gắng bổ sung kinh nghiệm nghiên cứu, và có thể đăng ký học thạc sĩ để làm bước đệm.

Kinh nghiệm nghiên cứu chỉ chiếm một phần nhỏ hơn, nhưng lại cũng có thể là phần quyết định khi mà mỗi năm cả trường có thể chỉ có khoảng vài chục suất học bổng mỗi năm cho mỗi khoa/ngành cho cả bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ.

Các chứng chỉ liên quan như Ielts, Toefl, GRE, etc, chỉ cần vượt qua mức yêu cầu tuyển sinh của trường là được. Ví dụ bạn được Ielts 7.0 thì cũng không khác gì bạn được Ielts 9.0 cả.

Không chỉ đến từ bản thân ứng viên, mà việc chọn vào nhóm nghiên cứu nào, hay giáo sư nào, cũng chiếm tới 20% quyết định trao học bổng cho ứng viên.

Tuy chiếm phần điểm không cao, kinh nghiệm nghiên cứu lại là thành phần quyết định để có giáo sư hướng dẫn chấp nhận ứng viên. Ngoài ra, việc được giáo sư hướng dẫn chấp nhận không chỉ là điều kiện tiên quyết, nó còn giúp các bạn có cơ hội cao hơn để được trao các học bổng khác mà mình sẽ nói sau đây.

Trường có nhiều loại học bổng lắm, thoải mái để các bạn lựa chọn. Học bổng của trường sẽ có phần hơi khác với học bổng đến trực tiếp từ quỹ nghiên cứu của giáo sư hoặc học bổng faculty scholarship, nên các bạn lưu ý nhé. Khi các bạn nộp hồ sơ và lựa chọn nộp học bổng của trường, các bạn sẽ được xếp thứ hạng mà cách chấm điểm mình đã nói trong bài viết này. Nếu bạn không được học bổng trường, thì bạn có thể sẽ được đẩy quay lại khoa, và tiếp tới vòng xét học bổng của khoa Faculty scholarship, hay tới trực tiếp các dự án của giáo sư (học bổng giáo sư).  Với loại học faculty scholarship (Faculty scholarships – international research - Scholarships (sydney.edu.au)) này thì giáo sư hướng dẫn cũng có thể tác động được để bạn được chọn. Nên đôi lúc việc giao tiếp với giáo sư (nên bắt đầu gửi thư có thể cả hơn nửa năm trước khi bạn có ý định nộp hồ sơ) rất quan trọng. Có một số giáo sư còn có thể nói ứng viên bỏ qua luôn bước xét học bổng của trường, mà đi thẳng trực tiếp tới nguồn quỹ của họ luôn. Nên nếu ứng viên có thể thuyết phục được giáo sư nhận và cấp tiền cho mình, thì gần như đảm bảo được cơ hội có học bổng. Ngoài ra học bổng RTP (nói ở đoạn dưới) sẽ có mức cơ bản là $32k/năm cho tới $50k/năm, nên nếu có kỹ năng tốt thì ứng viên có thể đàm phán với giáo sư để được họ cấp học bổng tương ứng (match up) trong khoảng này.

Một ví dụ về central fundings là học bổng RTP, được Bộ Giáo dục Australia cấp về cho các trường Đại học ở Australia hằng năm, đây cũng là học bổng mình từng đạt được cho chương trình NCS của mình. Học bổng này rất cao với toàn bộ học phí và kèm sinh hoạt phí là $40k/năm ở Đại học Sydney năm 2024, kèm theo bảo hiểm và các lợi ích khác. Học bổng central fundings của một số trường như Đại học Melbourne lên tới 600 suất cho năm 2024 cho cả bậc thạc sĩ và tiến sĩ, trong đó có tới tận 350 suất học bổng RTP (Research Training Program Scholarship (unimelb.edu.au)). Đây là lý do mà mình nghĩ các bạn sinh viên hãy cố gắng hết sức để đạt được học bổng này, vì nó giống như cùng một chuyến đi, nhưng khi đi máy bay thì có bạn được ngồi ghế hạng "thương gia" và có bạn ngồi ghế hạng "economy" ấy.

Chú ý tiếp theo là một số trường có các quỹ đặc biệt, với học bổng cực cao, như Scientia của UNSW, hay Forrest Scholarships của UWA, v.v. có cách xét tuyển riêng, không phải là mục tiêu của bài viết này. Các học bổng theo các chương trình khác trực tiếp từ nguồn bên ngoài như Australia Awards (không có bậc tiến sĩ cho Việt Nam nữa), Aus4ASEAN scholarship (không có bậc tiến sĩ), hay CSIRO Industry PhD (học bổng cực cao, ngoài học phí, thì được cấp $46k sinh hoạt phí và thêm $13k để hỗ trợ phát triển bản thân mỗi năm) cũng có hệ thống xét tuyển riêng. Những học bổng này thường chỉ yêu cầu có giấy trúng tuyển từ trường, còn việc được học bổng hay không phụ thuộc vào tiêu chí của các học bổng đó. Đây là những học bổng cũng rất danh giá và mình cũng rất khuyến khích các bạn tìm hiểu để nộp.

Ngoài ra, cách xét duyệt này có thể phù hợp với các quỹ NSF hay central fundings của các trường ở Mỹ, nhưng cũng như đã nêu ở trên, không phù hợp với các học bổng trực tiếp từ giáo sư. Cần chú ý rằng nếu bạn được học bổng từ trường (không phải từ giáo sư) thì bạn sẽ được tự do hơn khi làm nghiên cứu.

Chúc các bạn may mắn.